Chỉ số Dow tương lai giảm từ mức cao kỷ lục và chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch hôm qua, nguyên nhân là do lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 ngày càng tăng và tốc độ triển khai vắc xin chậm lại mặc dù triển vọng kinh tế năm 2021 đã sáng sủa hơn.
Giá dầu thô đã thoái lui khỏi đà tăng sau khi đa số thành viên bao gồm cả Ả Rập Xê-út phản đối đề xuất của Nga về việc tăng nguồn cung vào tháng Hai. Giá vàng tăng cao hơn do lo ngại về khủng hoảng.
Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là doanh số bán lẻ tháng 11 và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12 của Đức, kết quả dữ liệu được dự đoán là sẽ tệ hơn. Do đó, tiềm năng tăng giá của EUR/USD sẽ bị hạn chế. Mặt khác, chỉ số PMI sản xuất ISM tháng 12 của Mỹ sẽ là trọng tâm chính vào tối nay. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý theo dõi tình hình chính trị của Mỹ trước cuộc bỏ phiếu bầu cử của Georgia.
Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng
- 14:30 CPI tháng 12 của Thụy Sĩ **
- 15:55 Tỷ lệ thất nghiệp tháng 12 của Đức **
- 22:00 PMI sản xuất ISM trong tháng 12 của Mỹ ***
- Ngày hôm sau 04:30 Dự trữ dầu thô API của Mỹ ***
- Cuộc bầu cử của Georgia.
EUR/USD
Kháng cự: 1.2290/1.2309
Hỗ trợ: 1.2230/1.2212
Tỷ giá EUR/USD thoái lui từ mức 1.23 khi chỉ số PMI sản xuất của Mỹ đánh bại dự đoán của thị trường. Đồng USD tiếp tục suy yếu do tình hình chính trị tại Mỹ, do đó đồng Euro được hưởng lợi. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là doanh số bán lẻ và tỷ lệ thất nghiệp của Đức, kết quả của dữ liệu được dự đoán là sẽ tệ hơn. Do đó, EUR/USD có thể giảm trở lại mức hỗ trợ 1.2230/1.2212.
GBP/USD
Kháng cự: 1.3663/1.3700
Hỗ trợ: 1.3533/1.3500
Tỷ giá GBP/USD sụt giảm sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố tái phong tỏa toàn quốc. Hôm nay, không có số liệu thống kê quan trọng nào tác động đến đồng GBP. Nên các nhà đầu tư cần chú ý đến chỉ số PMI sản xuất ISM của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, biểu đồ H4 vẫn cho thấy đà giảm, trong khi RSI vẫn nằm dưới mức 50. Nếu tỷ giá không thể tăng trở lại đường MA 20, thì nó sẽ trượt về mức 1.3533/1.3500 hoặc mức 1.35 bị phá vỡ thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 1.3428.
AUD/USD
Kháng cự: 0.7618/0.7739
Hỗ trợ: 0.7626/0.7605
Tỷ giá AUD/USD đóng cửa trong sắc đỏ sau khi chỉ số PMI sản xuất của Mỹ đánh bại dự đoán thị trường. Hôm nay, các nhà đầu tư nên chú ý theo dõi tình hình chính trị của Mỹ trước cuộc bỏ phiếu bầu cử của Georgia và chỉ số PMI sản xuất ISM của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, cặp tiền này phục hồi từ mức đáy và kiểm tra đường MA 20 trong biểu đồ H4 trong đầu phiên Á sáng nay. Nếu cặp tiền không thể đóng cửa trên đường MA 20, thì nó sẽ giảm về 0.7626/0.7605.
USD/JPY
Kháng cự: 103.25/103.37
Hỗ trợ: 102.86/102.74
Tỷ giá USD/JPY bật lên từ đáy sau khi chạm vào vùng hỗ trợ mà chúng tôi đã phân tích ngày hôm qua. Các nhà đầu tư nên chú ý đến tình hình chính trị và chỉ số PMI sản xuất ISM của Mỹ. Nếu PMI sản xuất ISM của Mỹ vượt qua dự đoán của thị trường, thì USD/JPY có cơ hội tăng vọt. Tuy nhiên, nếu cuộc bầu cử của Georgia ở Mỹ xảy ra bất ổn thì đồng USD sẽ thoái lui khỏi đà tăng.
USD/CAD
Kháng cự: 1.2795/1.2820
Hỗ trợ: 1.2714/1.2688
USD/CAD đã phục hồi sau khi chỉ số PMI sản xuất của Mỹ đánh bại ước tính của thị trường. Tâm điểm của thị trường ngày hôm nay là chỉ số PMI sản xuất ISM của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đã vượt lên trên đường MA 10 và 20 trong biểu đồ H4, trong khi chỉ báo RSI đang hướng lên trên mức 50. Nếu PMI sản xuất ISM của Mỹ đánh bại dự đoán của thị trường thì USD/CAD sẽ tăng vọt.
Dầu thô kỳ hạn tháng 2 của Mỹ
Kháng cự: 48.43/48.70
Hỗ trợ: 47.07/46.75
Giá dầu thô thoái lui khỏi đà tăng sau khi đa số thành viên, bao gồm cả Ả Rập Xê-út, phản đối đề xuất của Nga về việc tăng sản lượng vào tháng Hai. Sau cuộc họp OPEC-JMMC, nhà đầu tư nên chú ý đến các kho dự trữ dầu thô API của Mỹ, dữ liệu sẽ được công bố vào sáng sớm ngày mai. Về mặt kỹ thuật, nếu dự trữ dầu thô API tăng thì giá dầu thô sẽ giảm trở lại mức hỗ trợ 47.07/46.75. Nếu giá dầu thô quay trở lại trên 48 USD/thùng thì nó có cơ hội kiểm tra mức 48.43/48.70.
Vàng giao ngay (XAU/USD)
Kháng cự: 1943/1947
Hỗ trợ: 1927/1923
Giá vàng đạt mức cao nhất trong 8 tuần là 1945 USD/ounce vào phiên châu Á sáng nay. Chỉ số PMI sản xuất ISM của Mỹ sẽ là trọng tâm chính vào tối nay. Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng nên theo d õi tình hình chính trị của Mỹ trước cuộc bỏ phiếu của Georgia. Sự bất ổn có thể hỗ trợ giá vàng tăng lên mức kháng cự tiếp theo tại 1943/1947. Trong biểu đồ H4, chỉ báo RSI đang trong mức quá mua, do đó giá vàng có khả năng thoái lui lui khỏi đà tăng.
Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ
Kháng cự: 30449/30624
Hỗ trợ: 30055/29880
Chỉ số Dow tương lai giảm từ mức cao kỷ lục và chìm sâu trong sắc đỏ sau khi chạm vào vùng kháng cự, nguyên nhân là do lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 ngày càng tăng và tốc độ triển khai vắc xin chậm lại, mặc dù triển vọng kinh tế năm 2021 đã sáng sủa hơn. Các nhà đầu tư nên chú ý đến tình hình chính trị và chỉ số PMI sản xuất ISM của Mỹ. Nếu dữ liệu vượt qua dự đoán của thị trường và các vấn đề chính trị của Mỹ vẫn không có gì bất ổn thì chỉ số Dow có cơ hội kiểm tra vùng kháng cự tiếp theo.
Theo ông Martin Lam – ATFX Chief Analyst of Asia Pacific